Những triệu chứng của bệnh COVID-19 dễ nhầm với các bệnh hô hấp thông thường khác. Để tránh những lo âu không đáng có bạn có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây để thận trọng theo dõi cơ thể, cũng như phải làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình.
Với tổng số 19 triệu ca bệnh trên toàn thế giới, mọi người đều có thể thấy một điều rõ ràng: Các triệu chứng của Covid-19 đa dạng và kỳ lạ, chúng có thể ít hoặc nhiều, bệnh tiến triển trên khắp cơ thể mà không dự đoán trước được.
Hàng trăm nghiên cứu về triệu chứng của Covid-19 đã được tiến hành nhưng chủ yếu dựa trên các nhóm bệnh nhân. Như thông tin đã được phổ biến, các triệu chứng sốt, ho và khó thở được tìm thấy trong phần lớn các trường hợp mắc Covid-19. Nhưng vẫn còn có những tín hiệu bổ sung khác, một số rất giống như cảm lạnh hoặc cúm, một số triệu chứng khác bất thường hơn. Các triệu chứng có thể xuất hiện 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm với virus.
Đại dịch Covid-19 là gì?
Bệnh dịch COVID-19 đã trở thành một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sự bùng phát của COVID-19 đã tạo nên tình trạng khẩn cấp về sức khỏe của cả nhân loại và đang được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Tính đến hiện tại, dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hàng triệu trường hợp nhiễm bệnh.
Nguồn gốc virus: Theo những nghiên cứu mới đây, cũng như SARS-CoV và MERS-CoV (virus corona gây hội chứng hô hấp Trung Đông), SARS-CoV-2 có thể đã lây từ động vật hoang dã sang người. Theo Chan và CS. năm 2020, dơi móng ngựa Trung Quốc (Rhinolophus sinicus) có khả năng là nguồn vật chủ chính, loài tê tê có khả năng là vật chủ trung gian.
Đường lây: Dựa trên những nghiên cứu về di truyền và dịch tễ học, sự bùng phát COVID-19 bắt đầu từ sự lây truyền từ động vật sang người, sau đó là lây từ người sang người. Hiện nay người ta cho rằng sự lây truyền SARS CoV 2 qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn từ đường hô hấp của người bị nhiễm hoặc gián tiếp qua các chất tiết của người bệnh, các đồ vật và môi trường xung quanh. Ngoài ra, có thể lây truyền qua tiếp xúc với các sản phẩm bài tiết từ hệ tiêu hóa, vì các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tìm thấy SARS-CoV-2 trong phân của bệnh nhân. Tuy nhiên, liệu SARS-CoV-2 có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con mới sinh hoặc theo các con đường khác thì đến nay vẫn chưa được xác nhận.
Dấu hiệu nhận biết mắc Covid-19
1. Khó thở
Khó thở thường không phải là triệu chứng sớm của bệnh Covid-19, nhưng nó lại nghiêm trọng nhất. Khó thở có thể đột ngột xảy ra, không kèm theo ho. Nếu ngực của bạn có cảm giác căng cứng hoặc bắt đầu cảm thấy như không thể thở đủ sâu để lấp đầy không khí vào phổi, đó là dấu hiệu để bạn cần phải nhanh chóng hành động để được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Khó thở có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng sau khi phục hồi. Virus gây viêm phổi và tổn thương có thể khiến bạn khó thở, và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).
2. Sốt
Sốt là dấu hiệu chính của Covid-19. Theo các chuyên gia, thân nhiệt của mỗi người không giống nhau, một số người có thể có thân nhiệt thấp hơn hoặc cao hơn một chút so với thân nhiệt điển hình là 37 độ C. Thân nhiệt của một người cũng không ổn định, thường lên xuống khá nhiều lần trong ngày. Hầu hết trẻ em và người lớn sẽ không bị sốt cho đến khi nhiệt độ đạt tới 37,7 độ C (100 độ F).
Và không phải tất cả người nhiễm virus COVID-19 đều bị sốt. Tuy nhiên, sốt cũng được coi là dấu hiệu, căn cứ để sàng lọc các trường hợp nghi mắc bệnh. Mức độ sốt ở nhiều người nhiễm bệnh có thể khác nhau. Có những người thân nhiệt tăng cao và một số người bị sốt nhẹ.
3. Ho khan dai dẳng không hết
Ho khan, thậm chí có đờm đặc và bọt khả năng cao là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Đây chính là một trong những triệu chứng khá nghiêm trọng và phổ biến của COVID-19. Ho do virus corona sẽ không khỏi khi uống thuốc trị ho thông thường. Do vậy nếu thấy ho nhiều, kéo dài đừng chủ quan hãy đi khám sức khỏe ngay. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào khám lâm sàng và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.
Và giống như mệt mỏi và khó thở, ho có thể kéo dài rất lâu sau khi bạn khỏi virus. Theo một nghiên cứu vào tháng 7 của CDC, 43% những người được chẩn đoán mắc Covid-19 báo cáo bị ho 14 đến 21 ngày sau khi có kết quả dương tính.
4. Phát ban ngoài da
Bệnh suy hô hấp cấp gây ra bởi Covid-19 không chỉ gây các triệu chứng về hô hấp mà còn ở các vị trí khác như da. Có năm biểu hiện chính về da cần chú ý:
Đầu tiên là xuất hiện đỏ da, phù nề ở đầu ngón tay, ngón chân cùng với vài mụn nước hoặc mụn mủ. Tỷ lệ này thường gặp khoảng 19% và thường không đối xứng.
Thứ 2, Bệnh nhân có tổn thương mụn nước nhỏ, đơn hình thái (khác với hình ảnh mụn nước đa hình thái của thủy đậu). Vị trí thường gặp ở trên thân mình, đôi khi gặp ở tay chân. Hoặc đôi khi không phải là mụn nước đơn thuần mà là mụn nước xuất huyết.
Thứ 3, bệnh nhân có thể nổi mày đay. Có khoảng 19% bệnh nhân gặp triệu chứng này, thường ở thân mình, gặp vài ca ở lòng bàn tay.
Thứ 4, bệnh nhân có thể có các biểu hiện dát sẩn khác (khác là khác với mày đay, vì mày đay cũng là tổn thương dát sẩn). Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện này chiếm 47%. Một số dát sẩn ở quanh nang lông và có vảy, một vài giống vảy phấn hồng, có thể gặp xuất huyết từng chấm hoặc trên diện rộng.
Thứ 5, chiếm tỷ lệ khoảng 6% bệnh nhân mắc livedo hoặc hoại tử. Hình ảnh hay gặp là mạng lưới livedo, đôi khi hoại tử, điều này thể hiện sự tắc mạch máu nhỏ.
Ngoài ra, các bệnh nhân Covid-19 còn có thể có các biểu hiện khác như ban ở trong niêm mạc (enanthem); Xuất huyết ở nếp gấp; Tổn thương tăng sắc tố giống bệnh Addison. Cần chú ý là bệnh zona có thể hay gặp trên bệnh nhân Covid-19
5. Mệt mỏi
Đối với một số người, mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể có thể là một dấu hiệu sớm của việc nhiễm bệnh Covid-19. Nghiên cứu của WHO cho thấy, khoảng 40% trong số gần 6.000 người mắc bệnh trải qua giai đoạn mệt mỏi.
Đây không phải là cảm giác mệt mỏi khi kết thúc một tuần làm việc dài - nhiều người bị Covid-19 đã báo cáo về cảm giác mệt mỏi kiệt quệ và không thể tập trung kéo dài trong nhiều tuần. Trạng thái mệt mỏi còn có thể tiếp diễn sau khi virus đã biến mất. Các báo cáo về giai đoạn phục hồi của bệnh nhân mắc Covid-19 cho thấy, hiện tượng kiệt sức và thiếu năng lượng sẽ tiếp tục “đồng hành” với người bệnh trong một vài tuần ở giai đoạn phục hồi.
6. Tổn thương tim kéo dài
Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ JAMA Cardiology, 3/4 số người được chẩn đoán mắc Covid-19 có bằng chứng về tổn thương tim nhìn thấy trên MRI nhiều tuần sau khi hồi phục. (Và 18% số người trong nghiên cứu chưa bao giờ xuất hiện các triệu chứng của coronavirus.) Virus có thể gây viêm tim dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim (mô bị viêm có thể gây ra nhịp tim không đều và các vấn đề khác).
Lưu ý: Trong trường hợp gặp các triệu chứng này, hãy bình tĩnh phân biệt và không nên chủ quan. Tốt nhất bạn nên tới bác sĩ để được xét nghiệm kịp thời, chính xác nhất. WHO cũng khuyến cáo những người bị ho dai dẳng, sốt và cảm thấy khó thở nên đi khám sớm. Đồng thời, hãy kể cho bác sĩ biết lịch sử đi lại trong vòng 14 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Hoặc nói rõ bạn đã có tiếp xúc gần với người bị ốm, có những triệu chứng hô hấp hay không.
Cách phòng ngừa và điều trị COVID-19
Cho đến nay, chưa có một loại thuốc nào được khuyến nghị sử dụng trong việc phòng ngừa và điều trị vi rút Corona chủng mới. Tuy nhiên, những người nhiễm COVID-19 sẽ được điều trị triệu chứng và những trường hợp nặng sẽ được điều trị hỗ trợ tối ưu. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu hiện đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm trên lâm sàng.
- Hạn chế tụ tập tại những nơi đông người, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi nói chuyện.
- Hạn chế đi lại, du lịch khi có biểu hiện ho, sốt;
- Tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt; với vật nuôi và các động vật hoang dã;
- Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ;
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh trạm tay lên mắt, mũi, miệng;
- Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng, mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng cần bỏ khăn giấy vào thùng rác có lắp đậy;
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng;
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa và các bệnh lý khác;
- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ cần gọi điện ngay tới đường dây nóng của Bộ Y tế hoặc Trung tâm Y tế gần nhất để được hướng dẫn;
- Sàng lọc sớm các bệnh truyền nhiễm hô hấp, tránh lây lan những người xung quanh.
Bên cạnh những hướng dẫn phòng tránh dịch của Bộ Y tế thì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, bổ sung các chất tăng miễn dịch cũng giúp đẩy lùi, phòng tránh bệnh tật.
Khi cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì nguy cơ lây nhiễm virus ít hơn, hoặc nếu có bị lây nhiễm thì cũng nhanh khỏi bệnh. Một trong những cách đơn giản để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chính là việc chú trọng bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc các chất bổ sung được xem là có đặc tính tăng cường miễn dịch có thể giúp bảo vệ bạn tránh khỏi COVID-19.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin A, C, D đến từ trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.....hoặc sử dụng các loại vitamin dạng nén. Trên thị trường có các loại viên uống vitamin C 500mg hay 1000mg như Swisse High Strength Vitamin C Effervescent, Blackmores Bio C, hay vitamin E Healthy Care,......
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm