Làm thế nào để giảm đau bụng mỗi khi đến "ngày đèn đỏ"?

- Sức Khoẻ
Làm thế nào để giảm đau bụng mỗi khi đến "ngày đèn đỏ"?
Làm thế nào để giảm đau bụng mỗi khi đến "ngày đèn đỏ"?

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến, hầu như các chị em phụ nữ đều đã trải qua. Tùy cơ địa từng người, người sẽ bị đau nhẹ, người lại bị đau bụng kinh dữ dội, thậm chí là ngất xỉu.

1. Tìm hiểu chung về đau bụng kinh

Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chất định kỳ hàng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho việc thụ thai. Hiện tượng này sẽ diễn ra mỗi tháng một lần ở phụ nữ ở trong độ tuổi sinh sản. Ở giai đoạn đầu của chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng từ buồng trứng.

Nếu trứng này được thụ tinh sẽ phát triển thành thai nhi. Còn nếu quá trình thụ tinh không xảy ra thì lớp niêm mạc mô máu này sẽ bong ra và được tử cung co bóp đẩy ra qua đường âm đạo.

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.

Đối với một số người, cơn đau bụng kinh chỉ làm họ hơi khó chịu. Tuy nhiên ở những người khác, cơn đau có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

2. Tại sao bị đau bụng kinh?

Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp để giúp thải ra chất đệm lót tử cung. Hormone, như các chất (prostaglandin) liên quan đến đau và viêm, gây ra các cơn co thắt cơ tử cung. Nồng độ prostaglandin cao thường đi kèm với đau bụng kinh nghiêm trọng.

Co thắt nghiêm trọng có thể dẫn đến co các mạch máu nuôi tử cung. Khi một phần cơ mất một thời gian ngắn để cung cấp oxy sẽ gây ra đau.

Nếu quá trình này diễn ra thuận lợi thì đau bụng kinh sẽ ở mức độ nhẹ, và đau bụng trong ngày đầu có kinh. Ngược lại, cảm giác đau bụng kinh tăng lên nếu dòng chảy của máu bị cản trở. Theo thống kê có tới 9 trên 10 chị em bị đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Các triệu chứng của chứng Đau bụng kinh bao gồm:

- Đau âm ỉ, hoặc chuột rút nhói đau ở bụng dưới.

- Đau lan xuống vùng thấp và đùi.

- Một số phụ nữ cũng có trải nghiệm:

- Buồn nôn và ói mửa.

- Phân lỏng.

- Ra mồ hôi.

- Chóng mặt.

3. Các biến chứng đau bụng kinh

Đau bụng kinh không gây biến chứng về tình trạng sức khỏe, nhưng có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như học hành, công việc, các vấn đề xã hội.

Bên cạnh đó, một số tình trạng sức khỏe gây ra đau bụng kinh có thể gây ra biến chứng. Ví dụ như lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản. Bệnh viêm vùng chậu có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, làm tăng nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung.

4. Làm gì để giảm đau bụng kinh hiệu quả?

- Chườm ấm bụng: Có thể dùng túi giữ nhiệt hoặc cho nước ấm vào chai rồi chườm nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới. Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong việc giảm đau bụng kinh.

- Massage bụng: Nếu bạn bị đau bụng âm ỉ, đau nhẹ thì có thể dùng phương pháp này. Hãy đặt tay lên bụng dưới và tiến hành massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn. Cách làm này vừa giúp giảm co thắt đột đột ngột của tử cung lại vừa giảm đau bụng kinh hiệu quả.

- Tập yoga : Các bài tập yoga có thể giúp giảm những cơn co thắt do tử cung co bóp

Làm thế nào để giảm đau bụng mỗi khi đến "ngày đèn đỏ"?- Thư giãn , không lo lắng , căng thẳng vào những ngày kinh : căng thẳng , stress là 1 trong các nguyên nhân gây ra tình trạng thông kinh

- Chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên bổ sung các loại vitamin, chất khoáng có chứa nhiều canxi như trái cây, rau xanh, cá,.. Các cơn đau bụng kinh sẽ đến theo từng cơn, do vậy bạn cũng không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no nhé, như vậy cũng sẽ khiến bạn dễ đau bụng hơn đấy. Bạn cũng cần hạn chế ăn đồ cay nóng.

- Chú ý vệ sinh vùng kín : vùng kín sạch sẽ không chỉ giúp phụ nữ phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa . Nó còn giúp hạn chế phần nào cơn đau do thống kinh gây ra

- Nếu không may mắn bạn là một trong những người luôn bị cơn đau bụng hành kinh hành hạ mỗi tháng thì hãy chọn phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các dòng thuốc và sản phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa cơn đau bụng kinh hiệu quả. 

Và thật thiếu sót khi không nhắc đến Viên uống Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Springleaf Evening Primrose Oil 400 viên

Sản phẩm được làm từ dầu chiết xuất từ hạt hoa anh thảo buổi tối tự nhiên. Nó rất giàu axit gamma-linolenic (GLA) cần thiết cho cơ thể để sản xuất các hợp chất giống như hormone để làm giảm sự khó chịu tiền kinh nguyệt (PMS) như tâm trạng chán nản, lo lắng, giấc ngủ bị xáo trộn, mụn trứng cá...

Làm thế nào để giảm đau bụng mỗi khi đến "ngày đèn đỏ"?Đối tượng sử dụng: Phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc đau bụng kinh.

Thành phần chính gồm : Dầu hoa anh thảo 1000mg tương đương. thành axit gamma-linolenic 100mg.

Hướng dẫn sử dụng: Người lớn uống 1 viên 3 lần mỗi ngày với bữa ăn hoặc theo chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.

Mua Viên uống Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Springleaf Evening Primrose Oil 400 viên chính hãng ở đâu ?

austores.vn cam kết cung cấp sản phẩm Viên uống Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Springleaf Evening Primrose Oil 400 viên chính hãng.

1. Đặt mua online bằng cách click vào nút Mua Ngay trên trang Chi tiết Sản phẩm 

2. Đến mua trực tiếp tại địa chỉ số nhà 57 ngõ 191 Minh khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà nội.

3. Gọi điện trực tiếp tới hotline Mua lẻ: 0985.925.666 hoặc Mua sỉ: 0982.80.2222

Austores.vn Khoẻ Đẹp Cùng Bạn và Gia Đình !


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Làm thế nào để giảm đau bụng mỗi khi đến "ngày đèn đỏ"?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Hỗ trợ trực tuyến
0.04448 sec| 2426.477 kb